Ở miền Nam xứ của mình là vô địch về ẩm thực hủ tíêu ,đi dọc đi xuôi gì cũng đụng quán hủ tíêu ,có vài chục món hủ tíêu cho thực khách tha hồ lựa chọn !
Còn xếp về đệ nhị có lẽ là món cháo lòng !
Chưa nghe qua có người ở xứ Nam Kỳ nào mà chưa từng ăn thử hủ tíếu hay cháo lòng !
Món Cháo lòng là món bình dân trong Nam có mặt từ mặt tiền tới hẻm sâu,từ nhà ngói tới nhà lá ,quán tân liều bên lề đường !
Do đó là món bình dân nên Cháo lòng không mắc,một ít tiền mà được một tô cháo tha hồ ngồi húp ,cảm giác hít hà sâu thật đã tai,được vị ,ấm bao tử.
Trong thời kỳ đầu tk 19 ,nhà văn Nguyễn Quang Sáng có nhắc đến khi Lộ 4 còn độc đạo về Lục Tỉnh Miền Tây ,khi xe đò từ Xa Cảng Miền Tây còn cà xịch cà lụi chạy thì qua cầu Bình Điền dài tới Bến Lức đã có quán cháo lòng bán đến khuya rồi,từ Tân Hương,Tân Hiệp kéo dài xuống Mỹ Tho cũng nhiều quán Cháo lòng .
Còn riêng ghe thương hồ đi đường sông từ bến Bình Đông,bến Cầu Ông Lãnh trổ xuống Phú Định ra Bối Ba Cụm thế nào cũng ghé Chợ Đệm ăn Cháo lòng !
Món đỉnh cao nhất trong cháo lòng phải là là dồi sả mà sau này có một số biến tấu mang chiên vàng ăn cũng thơm ngon lạ lùng .
Cháo lòng miền Bắc cũng có dồi,nhưng gọi là “Dồi Lợn” làm bằng huyết tươi trộn mỡ cùng rau răm, rau ngổ, rau húng, lá mơ nhồi vô ruột heo ,sau đó luộc chín là xong ,ăn nóng rất ngon vì thơm mùi hết mới chín tươi .
Riêng món dồi trong Nam có tên là “Dồi Sả” vì nó làm bằng thịt trộn với sụn ,da heo ,tiêu hột và xả ớt ,sau đó luộc rồi chiên vàng dòn rụm ,ăn vô dai dai ,có cái mùi đặc trưng riêng thơm ngon hết xảy
Cháo lòng ở Nam Kỳ lại nấu bằng gạo rang,hột gạo không quá nhựa như cháo nấu kiểu gạo trơn ,nhiều người còn pha tí nếp nấu lên thơm dữ dằng.
Đặc biệt một cái riêng của Nam Kỳ là ăn cháo lòng phải ăn với ớt bằm mới ra cháo lòng,không ai ăn ớt tươi xắt hết .
Cháo lòng Nam không bao giờ ăn chung với các loại rau như húng ,quế kiểu Bắc .
Ngày nay ở Sài Gòn kiếm quán cháo lòng nấu kiểu Nam thật khó khăn,có lẽ vì nấu kiểu Bắc dễ hơn ? Làm dồi xả rất mất thì giờ và công phu .
Muốn ăn cháo lòng kiểu Nam phải chịu khó dạt ra ngoại ô,kiếm được quán cháo Nam mừng xoe da mắt ,ăn mấy miếng dồi xả vàng rụm,cộng với vị ngọt từ xương của tô cháo làm khách cứ ngơ ngẫn ra .
Trong dọc miền đất nước ,có một cách chế biến món Cháo lòng lai căn của người Hoa ở vùng Lái Thiêu đổ về Sài Gòn ,về sau cũng thường hay gặp ở khu rạp hát Minh Châu -Trương Minh Giảng ,nay là Lê Văn Sỹ .
Món Cháo lòng khi rang gạo nấu xong ,họ cho huyết vịt tươi vào nấu chung sau đó mới thả lòng vào luộc khi chín mới vớt ra.
Vừa ăn được cả lòng nóng,vừa có huyết vịt tươi thơm hoà vào cháo thơm lừng .
Về sau rạp chiếu bóng Minh Châu dẹp ,các món bánh ướt nổi tiếng ,hủ tiếu bò viên,hột vịt lộn và cả cháo lòng biến mất …
Từ đó đến nay cũng thất truyền và khó có thể gặp lại !
Nhưng kể ra ,đây là món bình dân,rẻ tiền,không kén khách đặc biệt và thân quen với người Nam kỳ .
Theo Duy Nguyen